Hành trình hành hương về miền đất Phật Ấn Độ – Nepal sẽ mang đến những khám phá mới lạ. Hai đất nước Ấn Độ và Nepal luôn ẩn giấu những nét văn hoá tôn giáo, kiến trúc và lịch sử lâu đời, những truyền thuyết chất chứa sức quyến rũ riêng biệt, những phong tục độc đáo,… tất cả đã tạo nên màu sắc huyền bí riêng biệt.
Du lịch hành hương Ấn Độ – Nepal chắc chắn sẽ là hoạt động trong đời sống tâm linh của rất nhiều người. Nếu bạn cũng lập kế hoạch cho chuyến hành hương đến những vùng đất này thì hãy cùng PYS Travel trải nghiệm chuyến đi về miền đất Phật ngay sau đây.
1. Ấn Độ và Nepal – Cái nôi của văn hóa Phật giáo
Du lịch hành hương là một loại hình du lịch tôn giáo – tâm linh. Trong đó, người hành hương sẽ thực hiện một chuyến đi không chỉ đơn thuần là để tham quan di tích và hiện vật tôn giáo, mà là vì mục đích tôn giáo hoặc tâm linh, để từ đó giúp bản thân đạt được các giá trị nhất định về thực hành tôn giáo.
Ấn Độ với dòng sông Hằng gắn liền với văn hóa Phật giáo lâu đời (Ảnh: PYS Travel)
Trong đó, Ấn Độ và Nepal là nơi gặp gỡ của nhiều tôn giáo và tín ngưỡng lớn trên thế giới, trong đó có Phật Giáo và là những điểm hành hương lớn nhất thế giới. Ấn Độ và Nepal vốn được xem là cái nôi của Phật giáo như một bức tranh nhiều màu sắc về nền văn hóa đặc sắc, sắc tộc đa dạng nhưng rất đặc trưng cùng nhiều điều thú vị chờ đón du khách đến thăm trải nghiệm du lịch Ấn Độ – Nepal hành hương. Đến vùng đất Phật để quên đi mọi lo toan, muộn phiền của cuộc sống đời thường, lòng thanh tịnh, thành tâm hướng về Phật.
Nepal với nhiều công trình mang đậm dấu ấn Phật giáo (Ảnh: PYS Travel)
2. Thời điểm lý tưởng cho chuyến đi hành hương Ấn Độ – Nepal
Du lịch hành hương đất phật Ấn Độ Nepal luôn thu hút một lượng lớn khách du lịch tham gia. Vậy đâu là thời điểm lý tưởng để bắt đầu chuyến hành trình du lịch hành hương về miền đất Phật này? Ấn Độ – Nepal có thời tiết vô cùng đa dạng với các mùa khô và mùa gió mùa ẩm ướt. Mùa gió mùa diễn ra từ tháng 5 – 9, nó có ảnh hưởng rất lớn đến việc đi du lịch nên trong thời gian này, các hoạt động du lịch thường khá thưa thớt.
Tháng 10 chính là thời điểm lý tưởng nhất cho chuyến đi hành hương (Ảnh: PYS Travel)
Do đó, thời gian tốt nhất để bắt đầu hành trình hành hương là khoảng tháng 10 – tháng 3 năm sau, khi phần lớn đất nước ở nhiệt độ dễ chịu với thời tiết tốt. Đặc biệt là tháng 10 sẽ là mùa du lịch hành hương về đất phật Ấn Độ – Nepal sôi động nhất. Bởi thời tiết tháng 10 cực kỳ dễ chịu, khô ráo và mát mẻ hơn với nhiệt độ trung bình khoảng 25 – 30°C, rất phù hợp cho các hoạt động tham quan Phật tích và lễ Phật.
3. Chuyến đi hành hương Ấn Độ và Nepal – Ghé tới những Phật tích nổi tiếng
Du lịch hành hương về đất Phật không chỉ là hành trình khám phá văn hóa, tâm linh mà còn là cơ hội tìm hiểu sâu sắc về nguồn gốc của Phật giáo, về cuộc đời và sự giác ngộ của Đức Phật. Khám phá “Tứ động tâm” là 4 khu thánh địa thiêng liêng, là điểm hành hương và chiêm bái nổi tiếng tại Ấn Độ hay nhiều địa điểm tâm linh nổi tiếng tại Nepal. Đi hành hương ở Ấn Độ – Nepal, du khách nhất định phải ghé thăm trong chuyến đi hành hương như:
3.1. Lumbini (Vườn Lâm Tỳ Ni) – Nơi Đức Phật ra đời
Lumbini là một trong 4 thánh địa lớn của Phật giáo, là điểm hành hương dành cho mọi tín đồ trên khắp thế giới. Lâm Tỳ Ni (Lumbini) nằm ở dưới chân dãy Himalaya, phía Tây Nam của Nepal, tiếp giáp biên giới và chỉ cách Ấn Độ khoảng 30km. Hiện nay, khu di tích này đã được xây kín để chống xói mòn và hư hại. Bên trong khu di tích bao gồm bể Shakya, đền thờ hoàng hậu Maya Devi, cột trụ vua A Dục làm bằng đá sa thạch.
Lumbini gắn liền với sự kiện Đức Phật được sinh ra (Ảnh: PYS Travel)
Ngoài ra còn có một tự viện viharas. Vườn Lâm Tỳ Ni đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.Các trầm tích sa thạch, nằm sâu trong chốn linh thiêng của Đền Mayadevi, là đá đánh dấu nơi Đức Phật đản sinh. Những hình ảnh sa thạch màu đỏ của hoàng hậu Ma Da khai sinh ra Đức Phật được gọi là Điêu khắc Ma Da.
(Ảnh: sưu tầm)
3.2. Bodh Gaya (Bồ đề Đạo tràng) – Nơi Đức Phật thành đạo
Tiếp nối hành trình Tứ Động Tâm chính là Bồ đề Đạo tràng – Bodh Gaya, nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Đức Phật trong hành trình hành hương về đất phật Ấn Độ. Bồ Đề Đạo Tràng là nơi Đức Phật thành đạo, là thánh địa Phật Giáo nổi tiếng tại Ấn Độ. Đây là nơi Đức Phật đã toạ thiền dưới tàng cây pippala suốt 49 ngày đêm. Sau sự kiện đó, địa danh này trở thành Bồ Đề Đạo Tràng, cây pippala cổ thụ được đặt tên là Bồ Đề với ý nghĩa là “giác ngộ”. Một số Thánh tích ấn tượng tại đây như: Kim Cương tòa, bức tượng Mahabodhi, chùa Đại Giác Ngộ.
Bodh Gaya chính là dấu ấn Phật giáo quan trọng nhất hiện nay (Ảnh: PYS Travel)
Có thể nói, Bồ Đề Đạo Tràng chính là cái nôi của lịch sử Phật Giáo, là điểm đến mơ ước của mọi tín đồ trong chuyến hành hương Ấn Độ. Đến đây, du khách sẽ được chiêm ngưỡng tòa cỏ Đức Phật ngồi thiền, cây Bồ Đề tán lá xum xuê, những bia tháp và cột đá lớn nhỏ do các vị du tăng cúng dường. Ngoài ra, đến Bodh Gaya, bạn còn có cơ hội tham quan các ngôi đền chùa khác như Đền Mahabodhi hay Việt Nam Phật Quốc Tự Do.
(Ảnh: PYS Travel)
3.3. Sarnath (Vườn Lộc Uyển) – Nơi Đức Phật giảng bài Pháp đầu tiên
Thánh địa Sarnath còn có tên gọi khác là thánh địa Isipatana. Sau khi đắc đạo thành Phật, đức Thế Tôn đã chọn Vườn Lộc Uyển – Sarnath là nơi để giảng bài Pháp đầu tiên cho 5 anh em nhà Kiều Trần Như. Hơn nữa, đây cũng là nơi gắn liền với tích 60 vị tăng gia du hành khắp nơi để giảng Phật pháp và sau đó đã đắc quả A la hán. Nội dung bài pháp nói về khổ đau của kiếp người và phương cách để hoá giải những nỗi thống khổ đó.
Sarnath là thánh địa Phật tích mà ai cũng muốn ghé thăm (Ảnh: PYS Travel)
Sau hơn 1.500 năm kể từ ngày Phật nhập diệt và mùa an cư kết hạ đầu tiên, Sarnath đã trở thành trung tâm của các chuyến hành hương và các hoạt động tôn giáo lớn. Đến đây, ngoài việc chiêm bái và lễ Phật, du khách có thể dạo sông Hằng bằng thuyền để xem bãi hoả thiêu, ngắm mặt trời mọc và tham gia nghi thức tắm gội. Ngày nay, khu di tích Vườn Lộc Uyển vẫn còn các di tích của tháp Dhamekh, tháp Dharmarajika, tháp Chaukhandi, tịnh xá Mulagandhakuti, trụ đá vua A Dục, cây bồ đề chiết nhánh từ Cội Bồ Đề.
(Ảnh: PYS Travel)
3.4. Kushinagar (Câu Thi Na) – Nơi Đức Phật nhập Niết Bàn
Kushinagar – nơi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhập Niết Bàn là một địa điểm bạn nhất định phải ghé tới trong hành trình du lịch hành hương đất phật Ấn Độ Nepal. Cũng như các điểm hành hương khác ở Ấn Độ, đây là thánh địa quan trọng để các Phật tử và nhà sư đến chiêm bái, đảnh lễ. Nơi đây được Đức Phật lựa chọn để những đứa con của Phật làm nơi tiễn biệt đức Thế Tôn trong những giây phút cuối cùng.
Thánh địa Kushinagar là một dấu tích Phật giáo nổi tiếng (Ảnh: PYS Travel)
Kushinagar trở thành một thánh địa để nhiều tín đồ Phật giáo đến chiêm bái. Các cuộc khai quật đã cho thấy Câu Thi Na tồn tại hàng nghìn tự viện, bảo tháp có từ thế kỷ thứ 3 – 5. Một số Thánh tích nổi bật tại đây có thể kể đến là: Chùa Mahaparinirvana nơi Đất Phật nhập diệt, tháp Niết Bàn nơi thực hiện hỏa thiêu kim thân Phật. Trên đường đi, du khách còn có thể vào tham quan các điểm hành hương nổi tiếng như Đền Mahaparinirvana – nơi đặt bức tượng Phật nhập niết bàn dài 6 m và Tháp Ramabhar – tòa tháp làm lễ hoả táng Đức Phật.
(Ảnh: sưu tầm)
3.5. Đại bảo tháp Boudhanath
Đại Bảo tháp Boudhanath được xây dựng trên tuyến đường thương mại cổ đại từ Nepal đến Tây Tạng, tại địa điểm mà các thương nhân hay dừng chân để nghỉ ngơi và cầu nguyện. Nơi đây được xem là trung tâm của Phật giáo Tây Tạng ở Nepal, đồng thời cũng là nơi rất nhiều người tị nạn từ Tây Tạng định cư trong nhiều thập kỷ và là điểm thu hút khách du lịch hành hương về đất phật Ấn Độ – Nepal trên toàn thế giới.
Đại Bảo tháp Boudhanath có thiết kế vô cùng đẹp mắt (Ảnh: PYS Travel)
Đại Bảo tháp Boudhanath màu trắng nổi bật với chiều cao 36m và tồn tại từ thế kỷ thứ V, chung quanh tòa tháp là một vành đai với 108 hình ảnh Phật, tứ diện của tòa tháp có chạm khắc đôi mắt đức Phật nhìn xa bốn phương tám hướng. Viền quanh ngôi tháp còn có 108 hình tượng hóa thân của Bồ-tát Quan Thế Âm, vị Bồ-tát gắn liền với lịch sử của ngôi bảo tháp.
(Ảnh: Phatgiao.org)
3.6. Linh Thứu Sơn
Linh Thứu Sơn cách Bồ đề Đạo tràng 70km, cách Đại học Nalanda 11 km về hướng Tây Nam. Linh Thứu sơn là một trong những Phật tích quan trọng, nơi có hương thất của Đức Thế Tôn, động tu của Tôn giả Xá lợi phất và Tôn giả A nan,…
Linh Thứu Sơn là một Phật tích quan trọng (Ảnh: PYS Travel)
Đỉnh núi do Vua Tần bà sa la (Bimbisara) cho khai phóng cúng dường Phật và Tăng đoàn, giờ đây, nó là điểm đến quen thuộc với du khách khi du lịch hành hương đất phật Ấn Độ Nepal.
4. Một số lưu ý cho chuyến đi hành hương Ấn Độ – Nepal trọn vẹn
Du lịch hành hương Ấn Độ – Nepal sẽ có phần khác với các chuyến du lịch tham quan bình thường. Đặc biệt là khi du lịch trên đất Phật Ấn Độ có văn hóa, tôn giáo đa dạng khác biệt. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên ghi nhớ để có một chuyến hành trình khám phá trọn vẹn, ý nghĩa:
– Lên kế hoạch chi tiết: Đặt vé máy bay sớm từ 3 – 5 tháng để có giá vé tốt nhất. Lên kế hoạch cụ thể và lựa chọn đi tự túc hoặc đi theo tour. Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không có đủ thời gian để chuẩn bị mọi thứ thì nên lựa chọn các công ty du lịch chuyên nghiệp.
– Chọn trang phục phù hợp: Ưu tiên các loại trang phục phù hợp với thuần phong mỹ tục, thoải mái cùng các loại phụ kiện giày dép, mũ nón để che nắng, che mưa.
– Chuẩn bị vật dụng cá nhân: Chuyến du lịch hành hương sẽ cần phải di chuyển và đi lại nhiều nên để đảm bảo sức khỏe thật tốt thì bạn nên mang theo một số loại thuốc men thông dụng, vitamin hoặc thực phẩm chức năng.
– Tránh giờ cao điểm: Không nên đi thăm quan vào các giờ cao điểm từ 9 – 12h sáng, vì thời điểm này có rất đông du khách, dễ gặp tình trạng ùn tắc chen lấn. Thời điểm thích hợp để đến đền chùa thường là đầu giờ chiều.
(Ảnh: PYS Travel)
Ấn Độ và Nepal chính là những thánh địa của Phật giáo, là nơi con người ta tìm về để tìm hiểu sự thiêng liêng của cả một thời kỳ lịch sử.