Đi hành hương Ấn Độ là cơ hội “vàng” để các phật tử tìm hiểu về quá trình tu tập, chứng đạo và hoằng hoá của Đức Phật. Đây còn là dịp để chúng ta giải tỏa những căng thẳng, chữa lành tâm hồn mình. Cùng PYS Travel tìm hiểu ngay hành trình đi hành hương về đất Phật Ấn Độ qua bài viết dưới đây.
I. Đôi nét về du lịch hành hương Ấn Độ
1. Du lịch hành hương là gì ?
Hành hương là gì? Trong Phật giáo, hành hương là một nghi thức thì thắp hương sau đó đi nhiễu xung quanh điện phật và xung quanh tháp. Cũng có thể hiểu là chỉ việc thắp hương để lễ bái trước tượng bồ tát, tượng phật.Còn sau này ý nghĩa của từ hành hương đã được mở rộng hơn rất nhiều, thậm chí mọi người còn sử dụng từ hành hương để nói về du lịch văn hóa, đặc biệt là những chuyến đi tham quan các di tích lịch sử, tín ngưỡng tôn giáo.
Du lịch hành hương ( Ảnh: PYS Travel)
Du lịch hành hương Ấn Độ là một loại hình du lịch tôn giáo – tâm linh. Trong đó, người hành hương sẽ thực hiện một chuyến đi không chỉ đơn thuần là để tham quan di tích và hiện vật tôn giáo, mà là vì mục đích tôn giáo hoặc tâm linh, để từ đó giúp bản thân đạt được các giá trị nhất định về thực hành tôn giáo. Đây được xem là một loại hình du lịch mang đến cho con người những khoảnh khắc bình an, buông bỏ mọi phiền não.
Du lịch hành hương Ấn Độ (Ảnh: Sưu tầm)
2. Ý nghĩa của du lịch hành hương
Du lịch hành hương có ý nghĩa vô cùng to lớn. Đối với mỗi cá nhân, đây là dịp để chính mỗi chúng ta “hướng thượng”, muốn trải nghiệm cuộc sống tâm linh cũng như chiêm nghiệm về văn hóa đặc thù của đạo Phật từ đó giúp tự nhận ra chính mình, bồi đắp đức tin, vốn văn hóa giúp cuộc sống trở nên có ý nghĩa hơn.
Du lịch hành hương – Chuyến đi vô cùng ý nghĩa (Ảnh: PYS Travel)
Thông qua chuyến hành hương, con người mong muốn giải tỏa căng thẳng và áp lực trong cuộc sống. Đồng thời, người hành hương cũng muốn kính viếng, dâng lên một lời cầu nguyện và thực hiện thanh tẩy bản thân, “chữa lành” tâm hồn cũng như tâm trí của mình.
Ý nghĩa du lịch hành hương (Ảnh: Sưu tầm)
Bên cạnh đó, các tour du lịch hành hương luôn để lại trong mỗi người những cảm xúc khó phai, những kỉ niệm đáng nhớ và nhiều trải nghiệm thực tế. Những dấu ấn thiêng liêng trong tour du lịch hành hương Phật giáo giúp những tín đồ, du khách gắn kết với nhau nhiều hơn, tăng cường sợi dây gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng.
Khám phá du lịch hành hương Ấn Độ (Ảnh: PYS Travel)
3. Tại sao nên lựa chọn Ấn Độ làm địa điểm du lịch Hành Hương
Ấn Độ là địa điểm du lịch hành hương có ý nghĩa vô cùng to lớn, bởi vì Phật giáo sanh ra tại Ấn Độ vào khoảng giữa thiên niên kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Hơn nữa trải qua thời gian lâu dài, nó đã trở thành một trong những tôn giáo lớn của Ấn Độ, một tôn giáo đã để lại dấu ấn lâu dài, có thể nói là không phải chỉ riêng về mặt tín ngưỡng mà còn trong nhiều lãnh vực khác như triết học, văn học, nghệ thuật và kiến trúc.
Du lịch hành hương Ấn Độ (Ảnh: PYS Travel)
Ấn Độ là “cái nôi” ra đời của Phật giáo. Để thể hiện niềm tin tín ngưỡng, người dân nơi đây đã xây dựng hàng loạt công trình nổi tiếng nhằm phục vụ cho tôn giáo. Vì lẽ này mà người dân khắp nơi đã chọn Ấn Độ để khởi đầu cho những chuyến du lịch tâm linh. Và trên thực tế là từ trước đến nay, du lịch Ấn Độ vẫn là những người hành hương đến từ nhiều quốc gia trên thế giới.
II. Thời điểm lý tưởng để đi hành hương Ấn Độ – Nepal
Ấn Độ trải qua 3 mùa trong 1 năm gồm: Mùa hè, mùa mưa (gió mùa) và mùa đông. Thời điểm lý tưởng nhất để thực hiện chuyến hành hương là vào tháng 10 đến tháng 3. Đây là khoảng thời gian “vàng” để du lịch Ấn Độ bởi thời tiết lúc này ấm áp, không quá nóng bức, đặc biệt là rất khô ráo, nắng đẹp.
Khởi hành đi du lịch hành hương Ấn Độ (Ảnh: PYS Travel)
Tháng đẹp nhất trong năm để bạn lựa chọn du lịch hành hương Ấn Độ là vào tháng 10. Bởi vì đây là thời điểm vừa chấm dứt của mùa mưa, nền nhiệt độ sẽ khoảng từ 28 độ C cho đến 35 độ C. Bầu không khí chưa quá nóng gắt, thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu. Thời điểm này rất lý tưởng cho chuyến hành trình du lịch hành hương về Ấn Độ.
Thời tiết tháng 10 Ấn Độ phù hợp để đi du lịch (Ảnh: PYS Travel)
III. Địa điểm hành hương Ấn Độ – Nepal bạn không thể bỏ qua
1. Lumbini (Vườn Lâm Tỳ Ni)
Vườn Ngự Uyển Lâm Tỳ Ni nằm ở vùng đồng bằng Terai của miền Nam Nepal, tiếp giáp biên giới và chỉ cách Ấn Độ khoảng 30km. Hiện nay, khu di tích này đã được xây kín để chống xói mòn và hư hại. Bên trong khu di tích bao gồm bể Shakya, đền thờ hoàng hậu Maya Devi, cột trụ vua A Dục làm bằng đá sa thạch.
Vườn Lâm Tỳ Ni (Ảnh: Sưu tầm)
Ngoài ra còn có một tự viện Viharas. Vườn Lâm Tỳ Ni đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Thông thường, với kinh nghiệm hành hương đi Ấn Độ thì hành trình Tứ Động Tâm thường bắt đầu từ Lumbini, nơi Đức Phật ra đời.
Lumbini là thánh tích bạn nên ghé thăm trong hành trình hành hương (Ảnh: Sưu tầm)
2. Bodh Gaya (Bồ đề Đạo tràng)
Bodh Gaya, nằm ở bang Bihar, Ấn Độ, là nơi Đức Phật đạt được giác ngộ dưới cội Bồ Đề. Sau nhiều năm tu tập khổ hạnh, Ngài quyết định ngồi thiền dưới cây pipala, bên cạnh dòng sông Ni Liên Thiền và thề rằng sẽ không rời khỏi chỗ này cho đến khi đạt được giác ngộ. Sau 49 ngày thiền định, Ngài đã chứng ngộ chân lý và trở thành Đức Phật.
Bồ đề Đạo Tràng (Ảnh: PYS Travel)
Bodh Gaya (Bồ đề Đạo tràng) cũng là một điểm du lịch hàng đầu Châu Á hiện nay. Địa điểm này thu hút hàng triệu tín đồ đến hành hương vì có Cội Bồ Đề, nơi Đức Thế Tôn tu thành Phật. Một số Thánh tích ấn tượng tại đây như: Kim Cương tòa, bức tượng Mahabodhi, chùa Đại Giác Ngộ.
Bodh Gaya là thánh tích quan trọng trong cuộc đời Đức Phật (Ảnh: PYS Travel)
3. Sarnath (Vườn Lộc Uyển)
Sau khi đắc đạo thành Phật, đức Thế Tôn đã chọn Sarnath – Vườn Lộc Uyển là nơi để giảng bài Pháp đầu tiên cho 5 anh em nhà Kiều Trần Như. Hơn nữa, đây cũng là nơi gắn liền với tích 60 vị tăng gia du hành khắp nơi để giảng Phật pháp và sau đó đã đắc quả A la hán.
Khám phá vườn Lộc Uyển (Ảnh: PYS Travel)
Ngày nay, khu di tích Vườn Lộc Uyển vẫn còn các di tích của tháp Dhamekh, tháp Dharmarajika, tháp Chaukhandi, tịnh xá Mulagandhakuti, trụ đá vua A Dục, cây bồ đề chiết nhánh từ Cội Bồ Đề. Trung tâm hành hương Sarnath nằm cách thành phố Varanasi, Ấn Độ khoảng 10 km.
Không thể bỏ qua Sarnath trong hành trình đi hành hương Ấn Độ (Ảnh: PYS Travel)
4. Kushinagar (Câu Thi Na)
Kushinagar, nằm ở bang Uttar Pradesh, Ấn Độ, là nơi Đức Phật nhập Niết Bàn. Theo truyền thuyết, sau khi hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy, Đức Phật đã chọn Kushinagar làm nơi nhập Niết Bàn năm Ngài 80 tuổi. Ngài nằm giữa hai cây Sala, nơi Ngài đã dạy các đệ tử bài pháp cuối cùng trước khi rời khỏi thế gian. Nơi đây được Đức Phật lựa chọn để những đứa con của Phật làm nơi tiễn biệt đức Thế Tôn trong những giây phút cuối cùng. Nơi đây trở thành một thánh địa để nhiều tín đồ Phật giáo đến chiêm bái.
Du lịch hành hương – Câu Thi Na (Ảnh: Sưu tầm)
Các cuộc khai quật đã cho thấy Câu Thi Na tồn tại hàng nghìn tự viện, bảo tháp có từ thế kỷ thứ 3 – 5. Một số Thánh tích nổi bật tại đây có thể kể đến là: Chùa Mahaparinirvana nơi Đất Phật nhập diệt, tháp Niết Bàn nơi thực hiện hỏa thiêu kim thân Phật. Ngày nay Câu Thi Na là một thị trấn nhỏ thuộc bang Bihar, Ấn Độ, có khoảng hơn 25.000 người sinh sống.
Khám phá Câu Thi Na (Ảnh: Sưu tầm)
5. Savatthi ( Thành Xá Vệ)
Thành Xá Vệ còn gọi là Savatthi, thủ phủ của vương quốc Kosala cổ đại. Ngày nay, thuộc hai ngôi làng rộng lớn có tên ghép đôi là Sahet – Mahet nằm trên bờ sông Rapti trong phần đất biên giới giữa hai quận Gonda và Bahraich, tiểu bang Uttar Pradesh miền bắc Ấn Độ, cách xa đường bộ khoảng 12 dặm (miles) phía tây thị trấn Balrampur (tiểu bang Uttar Pradesh). Cách thủ phủ Lucknow của Utta Pradesh 170km và cách Palrampur 29km.
Thành Xá Vệ (Ảnh: Sưu tầm)
Khoảng 45 năm hoằng hóa độ sanh, Đức Phật đã trải qua 24 mùa an cư nơi thành Xá Vệ, riêng tịnh xá Kỳ Viên, Đức Phật đã an cư đến 19 lần. Điều đó đủ cho chúng ta thấy được tầm quan trọng và uy thế của thành Xá Vệ nói chung đối với sự phát triển của Phật giáo lớn lao biết dường nào.
Chiêm ngưỡng Thành Xá Vệ (Ảnh: Sưu tầm)
IV. Tour du lịch hành hương Ấn Độ – Nepal
1. Giới thiệu chung về Tour hành hương của PYS Travel
Tour hành hương Ấn Độ – Nepal của PYS Travel là một hành trình tâm linh đưa du khách đến những địa danh thiêng liêng nhất của Phật giáo. Đây không chỉ là một chuyến du lịch thông thường, mà còn là hành trình tìm về cội nguồn tâm linh của những người theo đạo Phật.
Hành trình bao gồm việc chiêm bái Tứ Động Tâm – bốn điểm đến quan trọng trong cuộc đời Đức Phật:
– Lumbini (Vườn Lâm Tì Ni): Nơi đản sinh của Đức Phật.
– Budhagaya (Bồ đề Đạo tràng): Nơi Đức Phật thành đạo, nơi ngài đã giác ngộ ra hòn đá tảng trong giáo lý của nhà Phật đó là Tứ diệu đế và Bát Chính đạo.
– Sarnath (Vườn Lộc Uyển): Nơi Đức phật giảng bài Pháp đầu tiên cho nhóm 5 người bạn cùng tu hành khổ hạnh với Đức Phật. Trong lịch sử Phật giáo, các học giả và tín đồ đều xác nhận rằng, nơi đây chính là nơi bánh xe Pháp của nhà Phật được quay lần đầu tiên tức là giáo lý của nhà Phật được truyền đến tăng đồ, chính thức đủ Tam Bảo trong nhà Phật đó là: Phật, Pháp, Tăng
– Kusinagar (Câu Thi Na): Nơi mà Đức Phật nhập diệt Niết Bàn
Mỗi năm, Tứ Động Tâm thu hút hàng triệu lượt khách hành hương từ khắp nơi trên thế giới đến Ấn Độ để tìm về cội nguồn Phật giáo, hòa mình vào không gian thiêng liêng và tham gia các nghi lễ Phật giáo.
Tứ Động Tâm – bốn điểm đến quan trọng trong cuộc đời Đức Phật (Ảnh: PYS Travel)
Tour hành hương Ấn Độ – Nepal không chỉ mang đến cơ hội khám phá văn hóa, tâm linh và lịch sử Phật giáo, mà còn tạo điều kiện cho du khách tham gia vào các hoạt động tâm linh và thiền định, mang lại sự bình an và thanh tịnh trong tâm hồn. Tham gia tour du lịch hành hương này, du khách sẽ có cơ hội trải nghiệm một hành trình đầy ý nghĩa, khám phá những giá trị tinh thần sâu sắc và kết nối với cộng đồng Tăng Ni, Phật tử trên toàn thế giới.
Du lịch Tứ Động Tâm – Ấn Độ (Ảnh: Sưu tầm)
Nếu bạn là người theo đạo Phật hoặc quan tâm đến Phật giáo, hay chỉ đơn giản là muốn trải nghiệm du lịch tâm linh và văn hóa, thì tour hành hương về đất Phật này chính là sự lựa chọn lý tưởng dành cho bạn.
2. Tham khảo lịch trình tour hành hương 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM
Du lịch hành hương về đất Phật không chỉ là hành trình khám phá văn hóa, tâm linh mà còn là cơ hội tìm hiểu sâu sắc về nguồn gốc của Phật giáo, về cuộc đời và sự giác ngộ của Đức Phật. Tour Hành hương Ấn Độ – Nepal đi qua Tứ Động Tâm là một hành trình đỉnh cao của tâm linh và sự khám phá tại châu Á. Hãy cùng tham khảo ngay lịch trình tour du lịch hành hương Ấn Độ – Nepal 7 ngày 7 đêm từ TP.HCM của PYS Travel:
Ngày đầu: Khởi hành từ TP. Hồ Chí Minh
Đêm ngày đầu: Đoàn có mặt tại ga đi quốc tế sân bay Tân Sơn Nhất để làm thủ tục đáp chuyến bay của hãng hàng không Indigo Airlines đi Kolkata.
Ngày 1: Varanasi (Vườn Lộc Uyển)
Sáng: Đoàn đến sân bay Kolkata, làm thủ tục nhập cảnh Ấn Độ. Ăn sáng và đáp chuyến bay đến Varanasi.
Chiều: Đoàn chiêm bái và ngồi thiền ở Vườn Lộc Uyển (Sarnath).
Tối: Nghỉ đêm tại Varanasi
Ngày 2: Varanasi (Vườn Lộc Uyển) – Sravasti (Thành Xá Vệ)
Sáng: Quý đoàn tham gia hành hương sớm, di chuyển lên tàu ngắm bình minh trên sông Hằng và khởi hành city tour Varanasi, tham quan các đền: Monkey Temple, Durga Mata Temple và Bharat Mata Temple.
Chiều: Về Sravasti, tham quan phế tháp Sudatta.
Tối: Đến Sravasti ăn tối, nghỉ đêm tại Sravasti
Ngắm bình minh trên sông Hằng (Ảnh: PYS Travel)
Ngày 3: Sravasti (Thành Xá Vệ) – Lumbini (Lâm Tỳ Ni)
Sáng: Chiêm bái Rừng Thệ Đà (Kỳ Viên Tịnh Xá – Jetavana Vihara), Cây Bồ Đề Ananda.
Chiều: Khởi hành đi Lâm Tỳ Ni (Lumbini).
Tối: Đến Lâm Tì Ni, quý đoàn ăn tối và nghỉ ngơi
Ngày 4: Lumbini (Lâm Tỳ Ni) – Kushinagar (Câu Thi Na)
Sáng: Chiêm bái và đảnh lễ tại Vườn Lâm Tỳ Ni, Đền thờ Hoàng hậu Maya.
Chiều: Khởi hành về Câu Thi Na.
Tối: Nghỉ đêm tại Câu Thi Na
Đền thờ hoàng hậu Maya (Ảnh: Sưu tầm)
Ngày 5: Kushinagar (Câu Thi Na) – Vaishaly (Thành Tỳ Xá Ly) – Rajgir (Thành Vương Xá)
Sáng: Chiêm bái và đảnh lễ tại Tháp Trà Tỳ, Đền Đại Niết Bàn và cùng làm lễ Đắp Y Phật.
Chiều: Chiêm bái Trụ đá vua A Dục Kolhua. Khởi hành di chuyển đến Rajgir (Thành Vương Xá)
Tối: Đoàn đến Rajgir dùng bữa tối và nghỉ ngơi tại đây
Ngày 6: Rajgir (Thành Vương Xá) – Nalanda – Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng)
Sáng: Khởi hành chiêm bái và đảnh lễ tại Viện Đại học Nalanda, Đỉnh núi Linh Thứu (Gijjhakuta)
Trưa: Cúng thọ trai, viếng thăm Làng Sujata, Sông Ni Liên Thiền
Chiều: Chiêm bái Tháp Đại Giác, Cội Bồ Đề. Ngồi thiền và đọc kinh tại đây
Tối: Nghỉ ngơi tại Bodhgaya
Chiêm bái Viện Đại học Nalanda (Ảnh: PYS Travel)
Ngày 7: Bodhgaya (Bồ Đề Đạo Tràng) – TP. Hồ Chí Minh
Sáng: Đảnh lễ Tháp Đại Giác và Cội Bồ Đề trước khi rời đất Phật.
Trưa: Ăn trưa tại nhà hàng, làm thủ tục trả phòng và ra sân bay quốc tế Gaya để bay về Việt Nam (quá cảnh tại Kolkata).
Chiều: Về đến sân bay Tân Sơn Nhất, làm thủ tục nhập cảnh Việt Nam. Kết thúc chương trình tour.
Du lịch hành hương Ấn Độ – Nepal ( Ảnh: Sưu tầm)
Hành trình du lịch hành hương Ấn Độ giúp du khách không chỉ khám phá những địa danh lịch sử và văn hóa Phật giáo quan trọng, mà còn tạo cơ hội để tịnh tâm, nâng cao đời sống tinh thần và tìm kiếm sự bình an nội tại. Với lộ trình được thiết kế chi tiết, dịch vụ chất lượng và sự hướng dẫn tận tâm, tour hành hương Ấn Độ – Nepal chắc chắn sẽ mang đến những trải nghiệm đáng nhớ. Cùng PYS Travel bay thắng đến “vùng đất Phật giáo” ngay thôi nào!